| Khái quát các hoạt động |

SAM-Hệ thống cây trồng > Phần giới thiệu

Mục tiêu

Trong bối cảnh đất canh tác ở vùng đồng bằng đã bão hoà và sự xuống cấp của môi trường tự nhiên trên đất dốc, hợp phần ‘’Hệ thống cây trồng’’ của dự án SAM triển khai nhằm :

  • Nghiên cứu và hiểu được hoạt động của các hệ thống nông nghiệp truyền thống ( trồng trọt và chăn nuôi) dựa trên tập quán phát nương làm rẫy và xác định các khó khăn, hạn chế chính của các hệ thống này. Đánh giá tính bền vững của chúng về mặt sinh thái nông nghiệp và kinh tế xã hội;

  • Phát triển các giải pháp kỹ thuật thay thế cho tập quán phát nương làm rẫy. Phương pháp này dựa trên các nguyên tắc về tính bền vững, đặc biệt là về mặt nông học và môi trường, kết hợp với tính đa dạng sinh học và xã hội;

  • Hỗ trợ cho việc phổ biến các giải pháp kỹ thuật thay thế này tới nông dân và các cơ quan khuyến nông (các tổ chức quốc gia và các dự án phát triển).

Dự án đã tiến hành nghiên cứu trong môi trường thực tế với mục đích nhanh chóng đề xuất những giải pháp kỹ thuật thay thế cho nền nông nghiệp vùng núi đang có nhiều biến động và gặp nhiều khó khăn. Các hoạt động nghiên cứu của dự án chủ yếu được thực hiện ở cấp độ giải thửa và nông hộ.

Giả thiết

Trong bối cảnh hiện nay của nền nông nghiệp Việt Nam, việc nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành dựa trên các giả thiết sau:

  • Tình trạng sức ép dân số hiện nay dẫn tới việc giảm thời gian đất bỏ hoá của hệ thống canh tác phát nương làm rẫy trên đất dốc. Hệ thống canh tác này không còn bền vững vì những ảnh hưởng tiêu cực của nó lên các yêú tố sinh-lý trong sản xuất nông nghiệp ( suy giảm độ phì về mặt lý học, hoá học và sinh học của đất, tăng áp lực của cỏ dại) và đến môi trường (xói mòn mạnh, giảm đa dạng sinh học);
  • Các hệ thống canh tác với lớp phủ thực vật (SCV) đã được triển khai ở nhiều nước khác nhau. Việc thử nghiệm và áp dụng chúng trong điều kiện sinh thái vùng miền núi phía Bắc Việt Nam có thể giúp chúng ta tạo ra các giải pháp kỹ thuật thay thế cho các tập quán canh tác hiện nay;
  • Tiến bộ kỹ thuật này đòi hỏi một sự thay đổi tâm lý của các đối tác có liên quan (cán bộ nghiên cứu, cán bộ phát triển và nông dân). Sự chấp nhận và áp dụng các giải pháp này sẽ không thể được thực hiện nếu không có sự hỗ trợ thích đáng (kiến thức, đào tạo và trợ giúp kỹ thuật).

Phương pháp

Phương pháp luận được xây dựng dựa trên các bước ‘’ Nghiên cứu – Chuyển giao - Đào tạo’’ đã được Cirad triển khai tại Brasil và được áp dụng ở nhiều nơi khác (Madagascar, Laos, Cote d'Ivoire, Réunion…).

Thử nghiệm TBKT

Giai đoạn thử nghiệm các hệ thống sản xuất kết hợp (nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp) hướng tới các hệ thống có hiệu quả về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường. Các hệ thống này cũng phải đảm bảo sự bền vững của các giá trị kỹ thuật – kinh tế - xã hội (các điều kiện có khả năng được người dân chấp nhận) cũng như về mặt môi trường.

Các hoạt động thử nghiệm đã được thực hiện tại các điểm thử nghiệm và trong mạng lưới thử nghiệm đa địa phương của dự án cho phép tạo ra và đánh giá các hệ thống canh tác mới dựa trên các hệ thống canh tác có che phủ và nông nghiệp sinh thái :

  • Lập sơ đồ thí gnhiệm các hệ thống canh tác (xen canh, luân canh gối vụ trồng, kết hợp chăn nuôi với trồng trọt).
  • Các thử nghiệm chuyên đề nhằm điều chỉnh kỹ thuật (giống x phân bón, vật liệu nông nghiệp, điều chỉnh thời vụ, bảo vệ cây trồng, lựa chọn các cây trồng dạng che phủ, thử nghiệm và chọn lọc giống)
  • Nhân giống cơ bản để cung cấp cho các cơ quan nhà nước và cho người dân cần giống,
  • Đánh giá về mặt kinh tế – xã hội các hệ thống canh tác triển vọng.
  • Đánh giá về tác động của các hệ thống canh tác đến môi trường (xói mòn, bảo vệ các cơ sở hạ tầng và dòng chảy, lưu giữ carbon, sinh học đất, quản lý nguồn nước, biến động chất hữu cơ trong đất, cải thiện điều kiện sống và tính đa dạng sinh học).

Đào tạo

Các điểm thử nghiệm và mạng lưới thử nghiệm đa địa phương trở thành các cơ sở đào tạo lý thuyết và thực hành cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ phát triển và nông dân và được phối hợp ở nhiều cấp độ công việc khác nhau : thử nghiệm, chuyển giao các hệ thống canh tác có che phủ. Đây cũng là các điểm trình diễn các kỹ thuật mới và là nơi trao đổi thông tin khi thăm quan (giữa nông dân, cán bộ các phòng nông nghiệp, v.v...)
Đào tạo được triển khai ngay từ khi bắt đầu các quá trình nghiên cứu-phát triển. Nó cho phép thể hiện về các mối quan tâm và thực hiện các chẩn đoán. Nó giúp xác định kế hoạch triển khai và hợp đồng giữa nông dân với các đối tác. Nhìn chung, đào tạo củng cố thêm ý tưởng cho một phương pháp nghiên cứu (thông qua sự năng động và tính chính xác về phía người dân) từ đó kéo theo việc huy động các phương tiện đào tạo, nghiên cứu và quy hoạch. Nó đóng vai trò trung tâm trong việc truyền thông. Các đối tác khác cũng được huy động tuỳ theo những vấn đặt ra và tuỳ theo cơ hội.

Phổ biến mở rộng

Giai đoạn phổ biến mở rộng hướng tới việc phát triển các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật mang tính đặc thù cho các dự án phát triển và các cơ quan nhà nước. Nó được bắt đầu ngay từ giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm các kỹ thuật mới với mục đích thu thập các thông tin phản hồi để có thể điều chỉnh cho phù hợp. Giai đoạn này diễn ra càng thành công, thì việc chuyển giao diễn ra cùng với người dân càng nhanh và càng tốt. Điều quan trọng là các đối tác phát triển phải tham gia vào hoạt động nghiên cứu này để làm chủ các kỹ thuật và đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu của người dân. Để có được một sự chuyển giao rộng hơn, cần tổ chức các chuyến tham quan và các hoạt động tuyên truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Vậy nên mạng lưới thử nghiệm đa địa phương đã giúp thiết lập một "trường học thực địa " thực sự

Lịch hoạt động

 
Hệ thống canh tác thay thế cho tập quán phát nương làm rẫy  
Chẩn đoán
Tạo ra các hệ thống SCV
Hỗ trợ cho việc phổ triển
   
Nghiên cứu chuyên đề
 
Biến động của đất
Quản lý cỏ dại
Cung cấp thức ăn cho đại gia súc
 

Đào tạo

Từ năm 1998 tới năm 2002, dự án SAM- hợp phần "Hệ thống cây trồng" đã góp phần đào tạo thông qua hoạt động nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau:

  • Đào tạo thường xuyên 10 kỹ sư tiếp cận về các kỹ thuật mới ,
  • Tiếp nhận đào tạo thực tập tốt nghiệp cho 12 sinh viên thực tập của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, 2 sinh viên thực tập của Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội ( chuyên ngành quản lý ruộng đất và chuyên ngành trồng trọt – bảo vệ cây trồng), 1 sinh viên thực tập của Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội ( chuyên ngành sinh học); 7 trong số các sinh viên này đã được tuyển vào làm việc cho dự án,
  • Đào tạo 3 sinh viên Pháp và nước ngoài trong đợt thực tập của họ với dự án: 2 cử nhân nông nghiệp nhiệt đới, 1 DEA, 1 M.Sc, và một nghiên cứu sinh tiến sỹ,

  • Tiếp nhận 4 kỹ sư trẻ của Pháp làm nghĩa vụ quốc gia trong dự án,
  • Tham gia đóng góp cho các khoá đào tạo ở phạm vi quốc gia và quốc tế về hệ thống canh tác có che phủ và về một số chủ đề liên quan ( khoa học đất, cỏ dại, các hệ thống thức ăn cho đại gia súc…).
về đầu trang