| Khái quát các hoạt động |

Chương trình SAM-Vùng > Phần giới thiệu

Mục tiêu và phương pháp

Trong bối cảnh môi trường tự nhiên tương đối nhạy cảm và điều kiện sống của các cộng đồng dân cư miền núi còn nhiều khó khăn, hợp phần ô Vùng ằ thuộc chương trình SAM đã đề ra các mục tiêu :

  • hiểu và mô hình hoá các mối quan hệ qua lại giữa tập quán của các tác nhân, các quá trình sản xuất nông nghiệp và các động thái môi trường tại các cấp độ không gian và thời gian khác nhau. Đánh giá tính bền vững về nông nghiệp-sinh thái và kinh tế-xã hội của các hệ thống phát nương-làm rẫy tại vùng miền núi phía bắc Việt Nam,

  • đề xuất các giải pháp kỹ thuật và tổ chức để hình thành nên các hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững, từ cấp độ giải thửa cho đến toàn bộ không gian nông thôn. Trong đó, cấp hộ gia đình được tập trung phân tích và cộng đồng thôn bản là cấp độ được tác động ;

  • phát triển một số phương pháp mở rộng các kết quả nghiên cứu thu được tại địa phương, và cung cấp các công cụ hỗ trợ ra quyết định cho các tác nhân phát triển nông nghiệp và cho các nhà quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Đây là một hoạt động nghiên cứu tập trung vào các vấn đề của sự nghiệp phát triển ở cấp vùng, phần lớn nội dung là để điều chỉnh phương pháp luận nhằm phục vụ cho việc chuyển đổi và sự thích ứng của phương pháp với các điều kiện khác.

Giả thuyết

Trong bối cảnh nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay, phương pháp nghiên cứu của chúng tôi được định hướng theo các giả thuyết sau :

  • Trong tình hình hiện nay, khi mà áp lực dân số và sự suy thoái độ che phủ rừng đang ở mức cao thì các hệ thống phát nương-làm rẫy không còn bền vững nữa ,

  • sự mở rộng của hệ thống canh tác này sẽ kéo theo tình trạng suy thoái môi trường, có hại cho toàn bộ nền nông nghiệp và nói một cách rộng hơn, cho sự nghiệp phát triển nông thôn của các vùng này,
  • việc phổ biến các giải pháp cho các hệ thống phát nương-làm rẫy này không chỉ phụ thuộc vào các vấn đề kỹ thuật mà tuỳ thuộc phần lớn vào các khía cạnh tổ chức tại cấp hộ gia đình và cộng đồng thôn bản.

Một số trở ngại về mặt phương pháp luận

Chương trình nghiên cứu của chúng tôi đã phải đương đầu với các trở ngại về phương pháp luận, gắn liền với lịch sử và địa lý của Việt Nam.

Những hạn chế bộc lộ trong quá trình phát triển các hệ thống nông nghiệp. Những sự kiện lịch sử đã kéo theo những sự thay đổi sâu sắc trong các phương thức sản xuất nông nghiệp (tập thể hoá, phi tập thể hoá, giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp, v.v.), điều này luôn đặt người nông dân và các cộng đồng nông thôn vào tình trạng phải thích ứng với các biến đổi. Các thay đổi nhanh chóng của bối cảnh kinh tế-xã hội (công nghiệp hoá, quá trình hội nhập với thị trường, di cư, v.v.) buộc họ phải cải tiến không ngừng mà không có các giải pháp phù hợp để đảm bảo sự bền vững cho các hệ thống sản xuất của họ.

Những thay đổi nhanh chóng. Những biến chuyển từ khi tự do hoá nền kinh tế vào đầu những năm 1990 diễn ra rất nhanh. Vì vậy, công việc nghiên cứu phải luôn có các phương pháp thích ứng với một bối cảnh linh hoạt như vậy. Người nông dân rất cần các tiến bộ kỹ thuật và tổ chức để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay. Họ luôn sẵn sàng đón nhận các kết quả nghiên cứu đáp ứng được các chiến lược cũng như các hạn chế của mình, nhưng họ cũng sốt sắng tự phát triển các giải pháp của riêng mình (mà nhiều khi các kết quả lại thường không phù hợp với lợi ích chung) vì muốn có các kết quả nghiên cứu thì cũng phải có thời gian.

Tính đa dạng cao của môi trường tự nhiên và nhân văn. Đặc trưng của các vùng miền núi Việt Nam là có môi trường tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, thảm thực vật, v.v.) và môi trường nhân văn (các nhóm dân tộc, lịch sử, mức độ hội nhập với thị trường, v.v.) rất đa dạng. Tính đa dạng này đã đặt ra các vấn đề về phương pháp luận đặc thù đối với quá trình chọn điểm nghiên cứu, chọn mẫu, thu thập dữ liệu cũng như với việc mở rộng các kết quả đã thu được ở địa phương.

Lựa chọn phương pháp

Công việc nghiên cứu này được định hướng bởi ba nguyên tắc sau :

Tiếp cận hệ thống và liên ngành. SAM-Vùng phân tích các thay đổi sử dụng đất trong mối quan hệ giữa các biến đổi của môi trường tự nhiên với môi trường kinh tế-xã hội. Phương pháp tiếp cận này đòi hỏi sự tổng hợp các khía cạnh khác nhau của một thực thể phức tạp; chính vì thế chúng tôi đã chọn tiếp cận hệ thống. ô  hệ thống nông nghiệp ằ bao gồm các khái niệm khác nhau về các phương thức khai thác môi trường theo các mức độ tổ chức tương ứng : khái niệm về các hệ thống trồng trọt, chăn nuôi, các hệ thống sản xuất và các hệ thống ruộng đất. Các hệ thống được nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng các mô hình động, tập trung tới các tác nhân và mối tương tác của họ với môi trường. Mối quan tâm tới các động thái ở cấp vùng đã khiến chúng tôi không chỉ đề cập tới nông học thuần tuý, với cấp độ được tập trung nghiên cứu là cấp giải thửa, mà chúng tôi còn thiết lập mối quan hệ với các chuyên ngành khác (sinh thái học, kinh tế-xã hội học, địa lý, v.v.).

Đặc trưng hoá đa cấp độ về đặc điểm các động thái nông nghiệp, chúng tôi đã sử dụng :

  • kết quả xử lý ảnh vệ tinh và ảnh hàng không ;

  • kỹ thuật GIS, để tổng hợp các dữ liệu sinh-lý và kinh tế-xã hội ;

  • các công cụ mô phỏng đa tác nhân (SMA), để thể hiện các quy tắc và các thay đổi sử dụng đất. Kiểu mô hình này tập trung vào các tác nhân và được sử dụng để biểu diễn sự phát triển của hệ thống nông nghiệp-sinh thái cấp thôn bản và đặc biệt là mối tương tác giữa hoạt động nông nghiệp và công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên. Trò chơi đóng vai SAMBA, xây dựng từ mô hình tin học, được kết hợp với một số phương pháp điều tra nhanh để phổ biến việc chẩn đoán có sự tham gia ra cấp vùng.

Thiết lập một quy trình liên tục giữa nghiên cứu và phát triển , thông qua việc gắn các kết quả của quá trình nghiên cứu với những người hưởng lợi từ kết quả nghiên cứu (nông dân, cán bộ khuyến nông, lãnh đạo các cấp).

Lịchhoạt động
Phân tích tính bền vững    
Nghiên cứu chuyên khảo
GIS đa cấp độ
Kết hợp phương pháp
     
Các động lực biến đổi
   
Nghiên cứu khả năng tiếp cận
Giao quyền sử dụng đất
nông nghiệp- chăn nuôi - rừng
     
Chuyển đổi cấp độ
   
Phân tích quá trình cải tiến
Hỗ trợ quá trình thay đổi
Diễn đàn thông tin
   

Đào tạo

Từ năm 1998 đến 2002, SAM-Vùng đã góp phần đào tạo thông qua nghiên cứu với các thể thức khác nhau :

  • đào tạo các Project staff : tạo môi trường nghiên cứu cho 2 thạc sỹ, 1 cao học chuyên sâu (DEA) và 2 luận án tiến sỹ được thực hiện trong khuôn khổ dự án, đóng vai trò tư vấn cho 3 thạc sỹ khoa học (M.Sc.) và 2 tiến sỹ (Ph.D.) ở nước ngoài,
  • tiếp nhận 6 sinh viên của Trường Đại học Nông-Lâm Thái Nguyên để thực tập tốt nghiệp,
  • 6 sinh viên gồm người Pháp và người nước ngoài thực tập trong dự án SAM-Vùng : 2 M.Sc., 2 cử nhân chuyên ngành(DESS), 2 DEA (CNEARC, INA-PG, Trường Đại học Wageningen).
  • tham gia vào các khoá đào tạo quốc tế được tổ chức bởi ICRAF (Nâng cao năng lực cho các cán bộ nông-lâm nghiệp của Việt Nam), IRRI (Đào tạo về các hệ sinh thái lúa nương, các phương pháp mô hình hoá : LUPAS, hệ thống đa tác nhân, được tổ chức trong khuôn khổ Đề tài Sinh thái Vùng), v.v.
 
về đầu trang