Cơ sở hình thành và các định hướng của chương trình SAM

Tại vùng miền núi phía bắc Việt Nam, sự gia tăng dân số và các cải cách chính sách nông nghiệp trong thời gian gần đây (giải thể hợp tác xã, tư nhân hoá nền kinh tế, giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp) đă khiến cho các hệ thống sản xuất nông nghiệp thay đổi sâu sắc. Đất ruộng đă được khai thác triệt để trong khi hệ thống phát nương-làm rẫy ngày càng đi vào bế tắc và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường tự nhiên. Một số vấn đề cấp thiết được đặt ra là phải ổn định nền nông nghiệp, tiếp nhận các hình thức sản xuất cải tiến vừa ít tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên vừa có thể đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của người dân, đồng thời áp dụng các phương thức mới về tổ chức và quản lý không gian nông nghiệp .

Từ năm 1998, hợp phần " Hệ thống trồng trọt " của chương trình SAM đă góp phần xác định, cải tiến và phổ biến các hệ thống trồng trọt hiệu quả và bền vững, từ cấp giải thửa đến tiểu lưu vực. Về phần mình, hợp phần "Vùng "nghiên cứu các động thái nông nghiệp và môi trường tại các cấp độ khác nhau, từ cấp hộ gia đình đến cấp vùng. Hai chương trình này bổ trợ cho nhau về mục tiêu và cấp độ hoạt động. Cả hai cùng nghiên cứu từ quy mô hộ gia đình đến tiểu lưu vực (xem sơ đồ dưới đây).

 

 

 
về đầu trang